Tại
Việt Nam những năm gần
đây, mô hình chăn nuôi trang trại hiện đang khá phát
triển và hiệu quả, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nông dân.Nếu đang có ý định mở
trang trại tại nông thôn, bạn có thể tham khảo những bước chuẩn bị dưới đây
nhé.
1. Xây dựng một kế hoạch kinh doanh Đây
là một trong những điều quan trọng nhất để bắt đầu mô hình kinh doanh trang
trại của bạn. Hãy ghi chi tiết mục đích bạn muốn đạt được, xu hướng phát triển,
lựa chọn mô hình trang trại, cách thức thực hiện, phát triển…Bạn có thể tham
khảo cách lập kế hoạch kinh doanh trong
rất nhiều bài hướng dẫn trên mạng. Điều này sẽ khiến bạn bám sát mục tiêu hơn
cũng như phục vụ cho việc vay vốn khi cần thiết.
2. Chuẩn bị nguồn vốn, con người..
Để đầu tư trang trại yếu tố con người là đầu tiên, bạn phải có đam mê nông nghiệp, yêu thích chăn nuôi, trồng trọt, nắm vững một số kỹ thuật về chăn nuôi phòng bệnh,,, và ước mơ khao khát làm chủ, làm giàu, phát triển kinh tế bằng mô hình làm nông nghiệp..
Đầu tư trang trại quy mô nhỏ có ưu thế
hơn trang trại quy mô lớn, do mua đất trang trại cũng sẽ tốn ít kinh phí hơn và
bạn cũng sẽ tốn ít vốn hơn cho việc đầu tư ban đầu. Đặc biệt, ở vùng duyên hải
miền Trung, nơi đất chật người đông, khả năng mở rộng diện tích là khá khó khăn
nên thường được định
hướng phát triển các trang trại quy mô nhỏ và vừa.
Tùy thuộc vào số vốn ban đầu mà bạn lựa chọn những mô hình trang trại cũng như thuê địa điểm phù hợp.
Tùy thuộc vào số vốn ban đầu mà bạn lựa chọn những mô hình trang trại cũng như thuê địa điểm phù hợp.
Thông
thường, nguồn vốn có giới hạn sẽ bị hạn chế về sự lựa chọn thuê/mua đất trang
trại cũng như con giống, cây giống ban đầu, nguồn vốn lớn sẽ có lợi thế về đầu
tư ban đầu. Tuy nhiên, kinh doanh mô hình trang trại nông nghiệp không đảm bảo
chắc chắn vốn ban đầu lớn thì bạn sẽ thành công cao hơn do phụ thuộc vào nhiều
yếu tố. Do đó bạn nên cân nhắc, nghiên cứu thật kỹ trước khi kinh doanh mô hình
trang trại này.
3. Chuẩn bị địa điểm đất đai, trang thiết bị, kỹ
thuật canh tác
Phát
triển trang trại cần diện tích đất khá rộng, vì vậy nếu bạn đã có sẵn địa điểm
tại gia đình, địa phương thì khá thuận lợi. Nếu không bạn phải đi thuê/mua
đất, địa điểm để phát triển mô hình của mình.
Khi
lựa chọn địa điểm nên ưu tiên chọn những thửa đất rộng lớn, xa khu dân cư là
điều cần thiết nhất. Nếu chọn làm trang trại ở những vùng đông dân cư, khi đàn
gia súc gia cầm bị bệnh thì việc chữa trị là rất khó khăn…
Chọn
địa điểm đúng còn giúp bạn có những thuận lợi khác như giao thông, địa điểm
buôn bán, thị trường tiêu thụ. Yếu tố quan trọng nhất khi thuê/mua đất trang
trại là phù hợp. Nếu mở trang trại nhằm mục đích cho du lịch sinh thái, sinh
hoạt gia đình vào cuối tuần thì địa điểm bạn nên chọn gần trung tâm sinh hoạt
như các vùng lân cận, ven trung
tâm, thành phố, ..
Ngoài
ra, việc chọn thuê/mua địa điểm lập trang trại còn phụ thuộc vào nguồn vốn mà
bạn có. Chọn địa điểm trang trại ở những vùng còn chưa khai phá sẽ có đất trang
trại rẻ hơn và có thể có quy mô lớn hơn.
Bạn
cần có đất đai rộng để trồng cây, chăn nuôi gia súc, gia cầm… thiết bị và máy
móc cần thiết để làm sạch chuồng trại, phục vụ cho việc chăn nuôi tự nhiên.
Bạn
cần mạnh dạn đầu tư chuồng trại và học hỏi kinh nghiệm từ thực tế chăn nuôi và
kỹ thuật cũng như tìm hiểu thời tiết, khí hậu địa phương từng vùng để từ đó lựa
chọn những con giống, cây trồng vật nuôi sao cho phù hợp, đảm bảo cho sự phát
triển lớn mạnh của trang trại.
4. Lựa chọn mô hình phát triển
Mỗi
địa điểm có đặc điểm địa hình, địa chất, khí hậu khác nhau, phù hợp với mỗi
loại hình trang trại nông lâm ngư nghiệp. Do đó tùy thuộc vùng bạn chọn phát
triển trang trại có thể chọn loại cây, gia cầm, gia súc phù hợp để phát triển cũng như mô hình ưu việt
nhất.
Hiện
nay có một số mô hình bạn có thể tham khảo như:
–
Mô hình Vườn – Ao – Chuồng: VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó
trồng trọt và nuôi trồng thủy sản cũng như chăn nuôi gia súc gia cầm là chính,
có quan hệ khắng khít với nhau, tạo nên một một hệ thống canh tác tổng thể,
giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời
để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp.
–
Các biến thể của mô hình VAC: Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng (kết hợp nuôi gia súc,
gia cầm, thủy sản với trồng cây ăn trái và trồng lúa nước); Vườn – Ao – Chuồng
– Rừng; Vườn – Ao – Hồ
–
Ngoài ra còn có Mô hình trang trại khép kín (Trồng cỏ, nuôi bò và trùn quế), Mô
hình trang trại kết hợp với du lịch sinh thái…
Trong
mỗi mô hình bạn còn phải lựa chọn hướng đi phù hợp nhất, ví dụ muốn mở trang
trại nuôi gà thì bạn phải xác định gà nuôi lấy thịt hay lấy trứng; Hệ thống
chuồng nuôi khép kín theo quy trình nuôi công nghiệp hay hệ thống chuồng nuôi
không giới hạn không gian, có không gian tự nhiên để gà chạy nhảy và có chất
lượng như gà nuôi hoang dã…
5. Tìm thị trường đi tốt nhất cho trang trại
Nếu
khu vực bạn sống là 1 thị trường có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh thì
bạn cần phải tìm ra thị trường ngách để có thể phát triển và có ít sự cạnh
tranh.
Làm
trang trại cần khảo sát thị trường, đối thủ cạnh tranh rất kỹ, bạn phải chú ý
đến vấn đề cung và cầu trong thị trường, tránh tình trạng cung nhiều hơn cầu sẽ
làm cho giá cả thụt giảm ảnh hưởng lớn đến trang trại chăn nuôi của bạn.
Ví
dụ gần khu vực bạn sống đã có trang trại gà nuôi lấy thịt thì bạn sẽ chuyển
hướng chăn nuôi gà lấy trứng… để giảm bớt cạnh tranh.
6. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Bạn
phải có hình thức quảng cáo để mọi người biết đến trang trại của mình, biết bạn
có trứng hay thịt gà, biết bạn nuôi gà hay lợn…
Bên
cạnh đó bạn hoàn toàn có thể thiết lập 1 website, facebook... quảng bá sản phẩm
và tạo thương hiệu phát
triển lâu dài cho trang trại của mình
7. Luôn theo dõi tình hình tài chính của công việc
kinh doanh
Việc
này giúp bạn đánh giá được kết quả kinh doanh để điều chỉnh kịp thời, kinh
doanh có thuận lợi không, có khoản nào cần phải tăng, giảm và theo dõi lợi
nhuận hàng tháng, hàng quý…
Cuối cùng, xin chúc các bạn sẽ có những ý tưởng khởi
nghiệp thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét