Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Món ăn ngon từ Rau Chùm Ngây

Món ăn từ cây chùm ngây

Canh chùm ngây nấu thịt bò.
Nguyên liệu:                                      
- 150g rau chùm ngây.
- 200g bò viên
- 2 củ hành tím.
- Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm, dầu ăn.
Thực hiện:
- Rau chùm ngây rửa sạch, vớt ra để ráo nước. Bò viên chọn loại vừa, trụng sơ qua nước sôi. Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng .
- Đun nóng 1 thìa súp dầu ăn trong nồi, cho hành tím vào phi thơm, trút ra bát.
- Thêm 1 lít nước vào nồi, đun sôi, cho bò viên vào nấu chín, nêm 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối, nếm vừa ăn.
- Cho tiếp rau chùm ngây vào nồi, nấu khoảng 2 phút là được. Cho hành tím phi vào nồi, tắt bếp.
- Múc canh ra tô, rắc thêm 1/3 thìa cà phê tiêu lên mặt. ( chúc ngon miệng! :) )
Dùng các loại thịt khác.
Tuốt lấy lá nấu canh với sườn, tôm, thịt băm, cua, hến… hoặc nấu chay rất ngon ( nấu cùng nấm).
                                                                 
Canh Chùm ngây nấu tôm


Canh Chùm Ngây nấu thịt nạc băm



Xào với thịt bò, thịt lợn, xào với trứng.

 Món lá chùm ngây trộn dầu dấm: Lá chùm ngây non vừa đủ dùng, rửa sạch tuốt lấy lá non, đọt non, bỏ cọng già. Trộn với dầu dấm, ít muối, tiêu, đường. Món sống sống này ăn rất ngon và không còn mùi hăng của lá. Hoặc thêm vào ít cà chua và hành tây. Hoặc các món khác như xào, luộc...
Các món canh chay: Canh bí ngô với băp non bào nhỏ và đậu phộng sống (lạc) giã nát nấu cho chín, nêm nếm cho vừa ăn rồi bỏ lá chùm ngây non, đọt non đã rửa sạch vào trộn đều nhắc xuống ngay không để sôi thêm.
    -  Xay làm sinh tố uống khi cơ thể mệt mỏi (20g + 2 thìa cafe sữa)
 - Xay nhuyễn đắp lên da mặt cải thiện làn da ( mỗi lần không quá 10 phút) Da sẽ trắng mịn giảm nhăn rõ rệt.
        Chú ý: Khi nấu chỉ nấu vừa chín tới, không nên đậy nắp vung, không cần nhiều rau vì dinh dưỡng trong rau rất cao, nêm ít gia vị và không cần nêm mì chính hoặc nêm rất ít vì rau rất đậm.
        Khuyến cáo: Phụ nữ có thai thận trọng khi sử  dụng!

Khi chạch râu "ấp ôm" rau chùm ngây

Nguồn: http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Khi-chach-rau-ap-om-rau-chum-ngay/55525602/239/

Khi chạch râu
Lộng lẫy rau chùm ngây “hợp hôn” cùng chạch râu! Ảnh: Tạ Tri
Điều kỳ diệu gì sẽ xảy ra khi “hoàng tử” chạch râu âu yếm nàng “công chúa” rau chùm ngây?
Chỉ có người mai mối mới nhận rõ bao hấp lực từ “đám cưới” lạ lẫm này.

Tất nhiên, mọi chuyện đều có căn nguyên, cũng như chưa nổi gió thì không hề thấy bão. Trong một lần viết bài về bánh tét Trà Vinh mới biết rằng, bí mật của màu xanh lấp lánh và làn hương quyến rũ - chính là nước cốt lá bù ngót. Thầy tôi lại cười ruồi nói: “Tuyệt đỉnh phải có lá cây chùm ngây!” - Vậy lá này nấu với cá chạch có ổn không thầy? – “Ngày ăn vào, tối nghe rạo rực chuyện gối chăn!”, ông cười tủm tỉm đáp.
Khi chạch râu

Lộng lẫy rau chùm ngây “hợp hôn” cùng chạch râu! - Ảnh: Tạ Tri
Thế nên, những “tín đồ” mê của lạ chúng tôi, liền tổ chức “lễ thành hôn” cho chúng ngay. “Nhà” của “đôi tân lang” là trái dừa xiêm vừa “dán cháo”. “Phụ rễ” có vài lát nghệ tươi, “mặt” đỏ hồng như người say rượu - mang giã nhuyễn. “Dâu phụ” là nhúm ớt hiểm hườm tươi rói. “Khách khứa” hai họ gồm vài cọng ngò rí, vài muỗng cà phê nước mắm ngon, nhúm muối hột. Đặc biệt, không mời “nàng tiêu”, vì thầy phán nó không hợp với cá chạch. Đành tiếc đứt ruột, vì mấy “em” lá gừng dầy dầy mùa này đã vắng bóng ở các chợ rau.

Để ngắn gọn và nóng hổi, người viết xin kể đến khoảnh khắc “động phòng”. Trước tiên là mùi thơm thanh dịu từ “da thịt” của “cô dâu” tỏa ra phảng phất. Chất nhựa nồng nồng, thanh thanh này gợi nhớ “hơi thở” của “cô chị” bù ngót nhưng khẽ khàng, sang trọng hơn. Nước canh ngọt đậm, thoảng chút nồng cay của cặp “dâu - rễ” phụ. Húp đến muỗng thứ ba, trán ông mai lấm tấm mồ hôi, miệng cười toe toét. Bởi khi nước canh vừa qua vòm họng, cảm giác thanh tao liền trỗi lên, khiến ông thêm phấn chấn. Và cao trào ở đoạn, ông cắn mạnh vào thịt da... “chú rể”. Vẫn dẻo dai, ngọt béo lẫn giòn giòn đến tận phần xương sụn. Nhón tí muối ớt nghệ (nghệ giã trộn vào muối ớt), ông liếc mắt đưa tình cùng bà xã rồi mỉm cười thầm nhủ: “Bến mê là đây!”
Khi chạch râu

Chạch râu (chạch bùn) giúp cường dương, theo đông y - Ảnh: Tạ Tri
Xin nói thêm, nhiều tài liệu khoa học và các lương y trong nước đã cho rằng cây chùm ngây (Moringa) vừa giàu dưỡng chất vừa hỗ trợ trị nhiều bệnh nguy hiểm: u xơ tiền liệt tuyến, ngừa tăng cholesterol...

Mẹo nhỏ để chế biến thành công món canh bổ dưỡng vừa kể là nướng sơ cá chạch trước. Trước khi nướng, ngâm cá trong dung dịch nước muối loãng và ớt hiểm giã dập từ 7 - 10 phút, để xả tanh. Đồng thời, những phụ nữ mang thai hoặc đang “mắc kẹt” không nên dùng món canh mát này.
Theo Tạ Tri (Saigonamthuc)



CANH LÁ CHÙM NGÂY SƯỜN NON 

(Nguồn: http://fruitiecake.blogspot.com/2013/09/canh-la-chum-ngay-suon-non.html)
 
Hôm nay mình muốn giới thiệu với các bạn một nguyên liệu và một món canh rất ngon và cực tốt cho sức khoẻ của cả nhà đó là:  

Rau chùm ngây



Canh chùm ngây sườn non

Cây chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện nay được trồng và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước nhiệt đới. Theo nghiên cứu của Lương y Nguyễn Công Đức và Lương Y Vũ Quốc Trung thì:

Lá Chùm ngây gấp 7 lần Vitamin C nhiều hơn trái Cam
Lá Chùm ngây gấp 4 lần Vitamin A nhiều hơn Cà-rốt
Lá Chùm Ngây gấp 4 lần Calcium nhiều hơn sữa
Lá Chùm Ngây gấp 0.75 lần chất sắt so với cải bó xôi ,
Lá Chùm Ngây gấp 2 lần chất đạm (protein) nhiều hơn Ya-ua
Lá Chùm Ngây gấp 3 lần Potassium nhiều hơn trái chuối
(Tổng hợp từ nguồn www.phunu.net)

Muốn biết thêm chi tiết về cây chùm ngây, bạn có thể tham khảo đường link bên dưới:http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9m_ng%C3%A2y và http://www.tangthuphathoc.net/chay/02-tonghopmotsothongtinvecaychumngay.htm

Mình thật sự không ngờ rau chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cao đến vậy. Đến khi tìm hiểu về loại rau này, mình hoàn toàn choáng ngợp trước các chỉ số giá trị các chất dinh dưỡng trong loại rau này – ngoài ra có công dụng làm thuốc và thực phẩm chức năng. Mình thấy rau chùm ngây bề ngoài và mùi vị khá giống rau bồ ngót, nhưng lá chùm ngây nhỏ hơn, xanh hơn và mềm hơn và mùi vị thơm ngon hơn bồ ngót rất nhiều. Khi nấu rau bồ ngót, bạn cần phải vò nát lá thì khi nấu canh rau mới mềm được, trong khi đó với rau chùm ngây bạn không cần phải vò mà canh rau vẫn mềm ngon.


Điều mình thích nhất ở loại rau này là chứa rất nhiều dưỡng chất Zeatin chống lão hoá rất tốt cho phụ nữ. Thật sự một khi biết đến loại rau này thì mình khuyên bạn nên nghĩ đến biến nó trở thành món ăn trong thực đơn hàng ngày cho cả gia đình. 

Nên nên nên là hôm nay mình đem đến món canh rau chùm ngây nấu sườn cực kỳ bổ dưỡng đây: các mẹ có thời gian thì nấu thử nhé! Mình nấu như nấu canh rau bình thường thôi hà!





Trong ẩm thực, lá non và thậm chí cả lá già của chùm ngây được sử dụng để nấu canh với thịt, tôm, nấm hoặc nấu suông (mùi vị tương tự rau ngót), trộn salad, ăn sống, xào thịt, trứng, xay nhuyễn thành nước sinh tố. Lá chùm ngây phơi khô tán bột có thể để rất lâu mà không mất dinh dưỡng, sử dụng cho nhiều món ăn như cháo, bột trẻ em, nhào bột bánh, pha nước uống. Hoa chùm ngây có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, làm rau hoặc phơi khô dùng nấu lấy nước uống như một loại trà. Trái non được dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương tự măng tây. Khi già, hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng. Rễ non của cây ăn sống hoặc làm gia vị như cải ngựa (mù tạt). Tuy nhiên tương tự rau ngót, lô hội, hạn chế sử dụng rau và các chế phẩm từ chùm ngây cho phụ nữ có thai.
Tư vấn về thực dưỡng với chùm ngây cho biết khi nấu canh rau chùm ngây chỉ cần vừa chín tới để bảo tồn tốt nhất dưỡng chất, không cần nhiều rau vì lượng dinh dưỡng trong rau rất cao, nêm ít gia vị, không cần hoặc cần rất ít bột ngọt vì rau có vị ngọt đậm tự nhiên.

Sự chú ý đến công dụng của chùm ngây ngày càng tăng lên tại nhiều quốc gia trên thế giới và trong thực tế, loài cây này đã vượt ra ngoài khuôn khổ là một loại rau mà được sử dụng rộng rãi và đa dạng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm ,nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Các quốc gia đang phát triển sử dụng chùm ngây như dược liệu kết hợp chữa hàng trăm loại bệnh hiểm nghèo, bệnh thông thường như phòng và trị ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, tim mạch, kinh phong, sưng tấy, viêm nhiễm, mỡ máu, đau dạ dày, ngừa thai, ung loét, lão hóa, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, trị chứng bất lực và tăng cường khả năng ham muốn tình dục. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy chùm ngây có thể được sử dụng để điều trị đến hơn 300 căn bệnh. Đặc biệt, hợp chất zeatin với năng lực chống lão hóa mạnh mẽ, trong chùm ngây cao gấp vài ngàn lần so với bất kỳ một loại cây nào khác. Thêm vào đó, chùm ngây cũng có 2 loại hợp chất phòng ung thư và chặn đứng sự tăng trưởng của khối u, khiến cây được mệnh danh là loại cây phòng ung thư.

Hạt khô của cây có thể được ứng dụng để làm hoạt chất lọc nước hoặc ép lấy dầu. Chất dầu                      (Món canh của Myanma từ quả chùm ngây)                            trong hạt có phẩm chất tốt, màu vàng tươi sáng với một hương vị dễ chịu có được so sánh chất lượng với dầu oliver, để rất lâu không hỏng và được sử dụng làm dầu ăn hoặc dầu máy. Tại các vùng ô nhiễm nơi nông thôn nghèo châu Á, châu Phi, hạt chùm ngây thường được nghiền nát hòa vào nước, để lắng, các chất cặn bẩn sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Nước sạch này còn được sát khuẩn do tác dụng của chất dầu cay trong hạt, nên có thể dùng ngay làm nước uống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét