Cung cấp chế phẩm sinh học EM
số lượng lớn
Chuyên cung cấp chế phẩm sinh
học EM gốc (men vi sinh EM) dùng cho trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm,
nuôi trồng thủy sản và xử lý môi trường.
Quy cách: can xanh dung tích
20 lít
Để biết thêm thông tin về
thành phần hoặc liều dùng,
Vi sinh vật hữu hiệu
(Effective Microorganisms - EM) là tập hợp các loài sinh vật gồm khoảng 80 -
120 loài cả kỵ khí và hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng bao gồm các vi
khuẩn quang hợp (tổng hợp ra chất hữu cơ từ CO2 và H2O), vi khuẩn cố định ni-tơ
(sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển N2 trong
không khí thành các hợp chất hữu cơ), xạ khuẩn (sản sinh chất kháng sinh ức chế
vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ), vi khuẩn lactic (chuyển hóa
thức ăn khó tiêu thành dễ tiêu), nấm men (sản sinh vitamin và các acid amin).
Chế phẩm sinh học EM có
nguồn gốc từ Nhật Bản, do giáo sư
tiến sĩ Teruo Higa sáng chế và được
áp dụng vào thực tiễn từ năm
1980. Chế phẩm này được đưa
vào Việt Nam năm
1997. Đến nay có khoảng trên 100 nước
sử dụng EM trong môi trường
và công nghiệp.
Ultimate Cleaner 2 (UC2)
Ultimate Cleaner 5 (UC5)
Bokashi
Bokashi Feed
Bokashi Pond
Bokashi Shrimp
Bokashi Red
1. Ultimate Cleaner 2
(UC2)
UC2 tạo ra bằng cách kích
hoạt dung dịch gồm Ultimate Cleaner và mật rỉ đường.
Chuẩn bị:
• Thùng phuy, thùng nhựa, can
nhựa... tùy thuộc làm nhiều hay ít.
• Nước sạch
30 lít
• Mật đường
2kg
• UC gốc
1 lít
Tiến hành:
• Đổ hỗn hợp vào thùng
phuy. Khuấy đều đến khi dung dịch hòa tan hoàn toàn.
• Đóng nắp thùng, hộp.
Đảm bảo nắp đậy kín, chắc chắn, ngăn không cho không khí lọt vào.
• Đặt thùng tại nơi có
nhiệt độ từ 25 – 40oC
trong 4 – 7 ngày để hỗn hợp lên men.
• Vào ngày thứ 2 của quá
trình lên men, hỗn hợp sẽ tạo ra nhiều khí. Nếu khí nhiều gây phình
thùng, cần mở nắp để loại bỏ bớt khí thừa.
• Dung dịch đã lên men có
pH < 4 và màu sắc thay đổi từ nâu đậm đến nâu nhạt là có thể lấy
ra sử dụng.
• Dung dịch nên được sử
dụng ngay, sau khi đã kích hoạt.
• Lưu trữ dung dịch trong
khu vực thông gió tốt tránh xa trẻ em và vật nuôi.
Lĩnh vực ứng dụng:
• Phục hồi hệ đệm sinh học
của đất.
• Chế biến phân hữu cơ sinh
học.
• Thủy phân cá, bánh dầu đậu
nành, trùn quế làm phân bón.
• Bổ sung vào thức ăn và
nước uống cho vật nuôi.
• Vệ sinh chuồng trại, xử
lý chất thải vật nuôi và giảm thiểu mùi hôi.
2. Ultimate Cleaner 5
(UC5)
Ultimate Cleaner 5 tạo ra
bằng cách kích hoạt dung dịch gồm Ultimate Cleaner + 5 thành phần khác
như sau:
Chuẩn bị:
• 1 thùng phuy có nắp đậy
kín
• Nước sạch
10 lít
• Mật rỉ đường 1kg
• Dấm 1 lít
• Rượu (nồng độ cồn 20%) 1 lít
• Ớt xay nhuyễn 1kg
• Tỏi xay nhuyễn 1kg
• Ultimate Cleaner 1 lít
Tiến hành:
Thực hiện tương tự như UC2.
Tuy nhiên thời gian ủ kỵ khí là 1 tháng.
Lĩnh vực ứng dụng:
• Diệt côn trùng gây hại
trong chuồng trại chăn nuôi.
3. Bokashi
Phế phẩm nông nghiệp có
được sau khi thu hoạch hoặc thu gom từ quá trình chuyển đổi công nghiệp
(các loại dầu, bột, da, trái cây, lá, cành,…) có thể dùng để tạo
thành phân bón hữu cơ gọi là "Bokashi” trong vòng 2 – 3 tuần. Từ
"Bokashi” có nguồn gốc từ Nhật Bản để chỉ các chất hữu cơ lên
men.
Tiến hành:
• Trộn 1 lít UC2
với mỗi 1m3 hoặc 1 tấn nguyên
liệu.
• Hòa tan 1 lít UC2
với mỗi 18 lít nước sạch.
• Nếu có thể, thêm
vào vào hỗn hợp trên calcium carbonate với tỷ lệ 10kg trên mỗi 1m3 hoặc 1 tấn nguyên liệu để giúp giữ lại
nito.
• Thêm phân động vật
(trâu, bò, dê, gà, lợn) với khối lượng chiếm 40% hỗn hợp.
• Tốt nhất nên cắt
nhỏ các chất thải hữu cơ để tăng tốc quá trình lên men.
• Rải đều dung dịch
UC2 trong khi đang trộn lẫn các nguyên liệu.
• Để quá trình lên
men diễn ra tốt hơn, duy trì độ ẩm ở mức 40% và nếu có thể thì nên
bọc hỗn hợp bằng 1 lớp màng bọc bằng nilông. (độ ẩm 40% là khi vật
liệu có thể vắt bằng tay và nước không chảy qua các ngón tay).
• Kiểm tra nhiệt độ
: khi nhiệt độ đạt đến 60oC thì phải trộn
đều nguyên liệu để giảm nhiệt độ (nhiệt độ trên 60oC sẽ làm các vi khuẩn phân hủy trở nên kém hoạt động).
• Tùy thuộc vào
kích thước và loại nguyên liệu được sử dụng, phân được lên men có
thể sử dụng trong 2 – 3 tuần (Bokashi).
• Sử dụng phân này
bón trực tiếp vào đất với liều lượng 1kg/m2.
Lĩnh vực ứng dụng:
Quản lý phế phẩm
hữu cơ.
4. Bokashi Feed
Bokashi Feed là sản
phẩm có được từ quá trình lên men thức ăn chăn nuôi bằng UC.
Chuẩn bị:
• 1 thùng phuy có nắp
đậy kín.
• UC2
1 lít
• Nước sạch
5 lít
• Thức ăn chăn nuôi
(gạo, bắp, đậu nành, bột mì...) 100kg
Tiến hành:
• Tiến hành đảo trộn
đều và đổ tất cả phần nguyên liệu đã trộn vào thùng phuy rồi đậy kín
nắp.
• Đặt thùng ở khu
vực thông thoáng có nhiệt độ dưới 35oC tránh ánh nắng
trực tiếp.
• Sau một thời gian
tương ứng, mở nắp thùng sẽ ngửi thấy mùi lên men rượu. Nếu không có
mùi như vậy có nghĩa là nó đã bị hư và buộc phải đổ bỏ.
Lĩnh vực ứng dụng:
Bổ sung vào thức ăn
chăn nuôi gia súc, gia cầm.
5. Bokashi Pond
Chuẩn bị:
• 1 thùng phuy có nắp
đậy kín
• Gạo 53%
• Đậu nành 30%
• UC2 17%
Tiến hành:
Cách làm tương tự như
Bokashi Feed.
Lĩnh vực ứng dụng:
Bón ao gây màu nước.
6. Bokashi Shrimp
Bokashi Shrimp là
sản phẩm có được từ quá trình lên men thức ăn cho tôm, cá bằng UC.
Chuẩn bị:
• 1 thùng phuy có nắp
đậy kín
• UC2
1 lít
• Nước sạch
5 lít
• Thức ăn công nghiệp
cho tôm, cá 15kg
Tiến hành:
Cách làm tương tự như
Bokashi Feed
Lĩnh vực ứng dụng:
Thức ăn cho tôm, cá.
7. Bokashi Red
Bokashi Red là sản
phẩm có được từ quá trình lên men trùn quế tươi bằng UC.
Chuẩn bị:
• 1 thùng phuy có nắp
đậy kín
• UC 1 lít
• Trùn quế tươi 4kg
• Mật đường 1kg
• Muối ăn 0.5kg
• Nước sạch 6 lít
Tiến hành:
• Trùn quế tươi mua
về bỏ vào máy xay công nghiệp xay nhuyễn.
• Đổ tất cả nguyên
liệu vào thùng phuy, tiến hành đảo trộn đều rồi đậy kín nắp.
• Đặt thùng ở khu
vực thông thoáng có nhiệt độ dưới 35oC tránh ánh nắng
trực tiếp.
• Ủ kị khí trong
vòng 5 ngày 5 đêm là có thể lấy ra sử dụng được.
Lĩnh vực ứng dụng:
• Bổ sung vào thức
ăn cho heo, gà.
• Bổ sung vào thức
ăn cho tôm, cá.
Lưu ý: Có thể sử dụng
thành phần nguyên liệu và cách thức tương tự như Bokashi Red để tiến hành thủy
phân cá làm phân bón hoặc thủy phân bánh dầu đậu nành làm thức ăn gia súc.
Nông nghiệp
• Cải thiện các
điều kiện có lợi cho đất.
• Hỗ trợ trong các
giai đoạn ươm, cấy ghép cây và trồng trực tiếp.
• Tăng cường sức
khỏe của cây trồng và nông sản.
• Quản lý phế phẩm
hữu cơ.
Chăn nuôi
• Tái hồi phục
đồng cỏ làm thức ăn cho gia súc.
• Thực phẩm chức
năng bổ sung vào thức ăn và nước uống.
• Diệt côn trùng gây
hại.
• Vệ sinh chuồng
trại, xử lý chất thải và giảm thiểu mùi hôi.
Thủy sản
• Bón ao gây màu
nước.
• Xử lý bùn đáy ao.
• Xử lý nước ao trong
quá trình nuôi.
• Bổ sung vào thức ăn
cho tôm, cá.
Xử lý môi trường
Xử lý nước thải.
Trong nông nghiệp
Phục hồi hệ đệm sinh
học của đất
Sử dụng UC giúp
cải thiện các điều kiện hóa-lý và môi trường vi khuẩn có lợi ở
trong đất, nó cũng giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy tự nhiên các
chất thải hữu cơ tồn dư trong đất sau khi thu hoạch.
Cách sử dụng:
• Phun 20 – 40 lít
UC2 trên mỗi hecta đất, áp dụng 4 – 8 lần trong năm.
• Để có kết quả
tốt và nhanh hơn, có thể sử dụng liều lượng như sau:
• Năm thứ nhất –
phun 40 lít UC2 trên mỗi hecta đất, áp dụng 8 lần trong năm.
• Năm thứ hai – phun
30 lít UC2 trên mỗi hecta đất, áp dụng 6 lần trong năm.
• Từ năm thứ 3 trở
đi – phun 20 lít UC2 trên mỗi hecta đất, áp dụng 4 lần trong năm.
• Nếu đã có sẵn
hệ thống thủy lợi, có thể pha loãng UC trực tiếp vào trong bể chứa.
Lợi ích:
✓ Đẩy mạnh quá trình phân hủy tự nhiên
các cặn bã, chất thải còn sót lại trên mặt đất sau khi thu hoạch.
✓ Kích thích tăng trưởng gốc qua đó cải thiện khả
năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây.
✓ Gia tăng các chất dinh dưỡng có trong đất.
✓ Nâng cao chất lượng nông sản: kích thước, màu
sắc...
✓ Cải thiện cấu trúc và độ xốp của đất, giảm
thiểu khả năng đất bị nén chặt.
✓ Tối đa hóa sự chuyển đổi các chất hữu cơ thành
mùn.
✓ Thúc đẩy quá trình tự nhiên tạo ra mùn, góp phần
nâng cao việc sản sinh ra các chất hữu cơ có lợi nhằm thúc đẩy tăng trưởng
và cải thiện dinh dưỡng của cây trồng do phospho hòa tan và kali sẵn
có.
✓ Tăng mật độ các vi sinh vật có lợi trong đất, giúp
ức chế các vi sinh vật gây bệnh qua đó góp phần giảm mức độ sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật.
✓ Hỗ trợ làm sạch hệ thống thủy lợi.
Hỗ trợ trong các giai
đoạn ươm, cấy ghép cây, trồng trực tiếp
UC có thể được sử
dụng để hỗ trợ giai đoạn đầu tiên trong quá trình gieo trồng bất kì
loại cây nào (ươm, cấy ghép, trồng trực tiếp).
Cách sử dụng:
1. Ươm:
• Lựa chọn nguyên
liệu cây dùng để nhân giống (hạt giống, cành, thân rễ,…).
• Rửa nguyên liệu
thực vật và để khô trong bóng râm.
• Chuẩn bị một hộp
sạch có chứa dung dịch pha trộn của nước và UC2 với tỉ lệ 2% (cứ
mỗi 25 lít nước thì trộn với UC2).
• Ngâm nguyên liệu
thực vật trong dung dịch đã chuẩn bị trong một thời gian tương ứng
với kích thước hạt giống như dưới đây. Tránh tiếp xúc trực tiếp với
ánh nắng mặt trời.
Hạt giống cỡ lớn: 1
tiếng.
Hạt giống cỡ vừa: 30
phút.
Hạt giống nhỏ: 20
phút.
Cành, thân rễ...: 30
phút.
• Lấy nguyên liệu ra
khỏi dung dịch và phơi khô trong bóng râm 30 phút.
• Tiến hành gieo
trồng kết hợp với tưới nhiều nước.
2. Trồng trực tiếp:
• Chuẩn bị một hộp
sạch có chứa dung dịch pha trộn của nước và UC2 với tỉ lệ 2% (cứ
mỗi 25 lít nước thì trộn với 0.5 lít UC2).
• Ngâm hạt giống
vào dung dịch trước khi trồng trực tiếp.
3. Cấy ghép:
• Chuẩn bị một hộp
sạch có chứa dung dịch pha trộn của nước và UC3 với tỉ lệ 2% (cứ
mỗi 25 lít nước thì trộn với 0.5 lít UC2).
• Ghép với chất
nền : Ngâm cây vào trong dung dịch đã pha trộn từ 2 – 3 ngày trước khi
trồng.
• Ghép cây rễ trần
: ngâm cây con vào dung dịch đã pha trộn trong 30 phút trước khi trồng.
Lợi ích:
✓ Tăng tốc độ và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống do
tác động nội tiết của acid gibberellic.
✓ Tăng sức sống và khả năng tăng trưởng của rễ và
chồi từ lúc nảy mầm đến khi phát triển thành cây hoàn chỉnh nhờ sự
hiện diện của rhizobacteria.
✓ Tăng sức đề kháng và khả năng sống sót của cây.
Tăng cường sức khỏe
của cây trồng và nông sản
Sử dụng dung dịch
UC5 sẽ giúp cải thiện chất lượng nông sản thu được và tăng cường sức
khỏe cây trồng.
Cách sử dụng:
• Chuẩn bị dung
dịch với tỉ lệ cứ mỗi 100 lít nước thì trộn với 1 lít UC5.
• Sử dụng sau khi
nảy mầm hoặc trước khi sâu bệnh gây ảnh hưởng đến cây trồng.
• Sử dụng thường
xuyên, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc sau khi mưa xuống.
• UC5 không phải là
một loại thuốc trừ sâu, vì vậy phương pháp sử dụng và kết quả thu
được sẽ khác với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. Thuốc
bảo vệ thực vật được dùng để giải quyết sâu bệnh một cách nhanh
chóng trong một khoảng thời gian cụ thể. Trong khi đó, UC5 nên được sử
dụng thường xuyên từ lúc cây mới bắt đầu nảy mầm và trước khi sâu
bệnh bắt đầu tàn phá cây. Nếu sâu bệnh phát triển mạnh, cần phải
sử dụng UC5 liên tục mỗi ngày cho đến khi vấn đề được giải quyết.
• Đối với vụ mùa
cây hằng năm, sử dụng mỗi tuần 1 lần. Với các vụ mùa cây lâu năm,
mỗi 15 ngày sử dụng 1 lần kể cả khi không có sâu bệnh và các vấn
đề dịch bệnh.
Chú ý: UC5 được sử dụng
như một liệu pháp phòng ngừa, giúp kiểm soát dịch bệnh và sâu hại.
Lợi ích:
✓ Đẩy nhanh quá trình nảy mầm của hạt giống.
✓ Tăng sức đề kháng tự nhiên của cây giúp chống lại
sâu bệnh hại.
✓ Giảm các sự cố gây hại cho cây bởi tuyến trùng,
bảo vệ rễ cây khỏi dịch bệnh.
✓ Giảm chi phí nuôi trồng.
✓ Sản phẩm tự nhiên an toàn 100% cho người, vật nuôi
và môi trường.
Quản lý phế phẩm hữu
cơ
Phế phẩm nông
nghiệp có được sau khi thu hoạch hoặc từ quá trình chuyển đổi công
nghiệp (các loại dầu, bột, da, trái cây, lá, cành,…) có thể dùng để
tạo thành Bokashi.
Lợi ích:
• Tăng sự lên men bã
hữu cơ trong giai đoạn từ 2 đến 3 tuần.
• Tăng mật độ các
chất dinh dưỡng có trong các chất thải hữu cơ (chủ yếu nito và
photpho).
• Đẩy nhanh việc
chuyển đổi các chất hữu cơ thành mùn.
• Làm giàu thành
phần hữu cơ nhờ các vi sinh vật có lợi.
• Giảm chi phí vận
chuyển chất thải hữu cơ vì sau khi ủ khối lượng của nó được giảm
đáng kể.
• Quá trình phân
hủy này ít phát sinh mùi hôi do đó loại bỏ sự hiện diện các loài
côn trùng (ví dụ như ruồi).
• Giúp cho việc sản
xuất phân hữu cơ tiêu tốn ít không gian, giảm các loại máy móc và chi
phí phát sinh không cần thiết.
Trong chăn nuôi
Tái hồi phục đồng cỏ
làm thức ăn cho gia súc
Cách thức thực
hiện tương tự giống với quy trình cải thiện chất lượng đất trong
phần nông nghiệp.
Thực phẩm chức năng bổ
sung vào thức ăn và nước uống
Sử dụng UC2 bổ sung
vào thức ăn và nước uống trong chăn nuôi nhằm mục đích tăng khả năng
tiêu hóa và đồng hóa các chất dinh dưỡng chẳng hạn như vi khuẩn
lactobacillus và saccharomyces có trong UC2. Ngoài việc làm cho quá
trình tiêu hóa hiệu quả hơn ở động vật nhai lại, UC còn làm giảm
sản sinh khí methane từ ruột của động vật.
Cách sử dụng:
Bổ sung vào nước uống
cho vật nuôi:
• Trộn 1 lít UC2
với mỗi 5 lít nước sạch.
• Sử dụng UC2 hằng
ngày trong suốt quá trình nuôi.
Bổ sung vào muối
khoáng:
• Trộn 1 lít UC2
vào 10 lít nước sạch.
• Phun đều dung dịch
lên bề mặt hỗn hợp muối khoáng bổ sung cho vật nuôi.
UC có thể được bổ
sung vào khẩu phần ăn vật nuôi bằng 3 cách:
1. Phun trực tiếp:
• Trộn 1 lít UC2
với 5 lít nước sạch.
• Phun đều dung dịch
trên 10kg thức ăn cho vật nuôi.
2. Bằng cách lên men
trực tiếp nguồn thức ăn tạo ra Bokashi Feed
Liều lượng bổ sung
Bokashi Feed vào thức ăn vật nuôi hằng ngày:
• Tuần 1 : dùng
Bokashi Feed ở mức 1% tổng khẩu phần ăn vật nuôi.
• Tuần 2 : dùng
Bokashi Feed ở mức 2% tổng khẩu phần ăn vật nuôi.
• Tuần 3 trở đi :
dùng Bokashi Feed ở mức 3% tổng khẩu phần vật nuôi.
3. Lên men trùn quế
tươi tạo ra Bokashi Red
Bổ sung Bokashi Red
vào thức ăn vật nuôi hằng ngày với liều lượng chiếm 5% tổng khẩu
phần ăn vật nuôi.
Lợi ích:
✓ Tăng cường sức khỏe vật nuôi (ví dụ như giảm viêm
vú và bệnh tiêu chảy).
✓ Giảm stress cho vật nuôi, tăng cường hệ thống miễn
dịch chống lại bệnh tật.
✓ Giảm tỷ lệ tử vong của vật nuôi.
✓ Giám mức độ cần thiết sử dụng các loại thuốc
kháng sinh và khử trùng.
✓ Thực tế cho thấy động vật tiếp xúc với UC có làn
da tốt hơn và bộ móng khỏe mạnh.
✓ Khi sử dụng bổ sung vào thức ăn giúp cải thiện
tiêu hóa của vật nuôi, qua đó cải thiện tốc độ tăng trưởng và trọng
lượng vật nuôi.
✓ Gia tăng các vi khuẩn có lợi trong nước bằng cách
tăng cường các chất có lợi như axit amin, vitamin và enzyme, giúp cải
thiện khả năng tiêu hóa và đồng hóa các chất dinh dưỡng của vật
nuôi.
Đối với động vật nhai
lại (bò, dê, cừu)
✓ Giảm sản sinh khí methane trong ruột, qua đó cải
thiện thói quen ăn uống của động vật.
Đối với gia cầm (gà,
vịt, ngỗng, ngan)
✓ Tăng cân nặng lên đến 67g mỗi ngày với cùng 1 lượng
thức ăn tiêu thụ trung bình.
✓ Cải thiện sức khỏe và chất lượng thịt thông qua việc giảm
cholesterol.
✓ Tăng khối lượng trứng (+3.7%) với lòng đỏ sẫm màu
hơn do tổng hợp carotene tốt hơn. Vỏ trứng trắng và cứng hơn do tổng
hợp albumin và đồng hóa canxi tốt hơn.
✓ Tăng 6.5% kích thước trứng.
Diệt côn trùng gây hại
cho vật nuôi
Cách sử dụng:
Trong chuồng trại:
• Trộn 1 lít UC5
với mỗi 100 lít nước sạch.
• Phun đều dung dịch
trong vào ngoài chuồng trại 2 lần / tuần.
Phun trực tiếp lên vật
nuôi:
• Trộn lẫn hỗn hộp
bao gồm 1 lít UC5, 0.5 lít dầu thực vật, 100 lít nước sạch.
• Phun đều lên vật
nuôi 2 lần / tuần cho đến khi hết bọ ve và ruồi muỗi gây hại.
Lợi ích:
✓ Triệt tiêu côn trùng gây hại.
✓ Giảm stress cho vật nuôi.
✓ Giảm thiểu việc sử dụng chất hóa học trong chăn
nuôi.
✓ Chi phí thấp.
✓ Sản phẩm tự nhiên an toàn 100% cho người, vật nuôi
và môi trường.
Vệ sinh chuồng trại,
xử lý chất thải và giảm thiểu mùi hôi
Cách sử dụng:
• Hòa tan 1 lít UC2
với 05 lít nước dùng trên mỗi 300m2 diện tích chuồng
trại.
• Xử lý chất thải
vật nuôi:
- Phun trực tiếp
vào mặt sàn hoặc nơi có chất thải vật nuôi. Dùng mỗi ngày cho đến
khi chất thải bị phân hủy hết.
- Đối với bể chứa
nước thải hoặc hầm chứa phân, đổ 1 lít UC2 trên mỗi 1m3 chất thải sẽ giúp đẩy nhanh quá trình
phân hủy, loại bỏ mùi hôi và diệt ruồi.
- Nếu lượng phân và
rác thải hữu cơ nhiều, nên ủ lên men tạo thành Bokashi để có thể tái
sử dụng lại nhằm tiết kiệm chi phí cho nông trại.
• Giảm thiểu mùi
hôi:
- Phun đều trong
chuồng trại và khu vực xung quanh mỗi ngày trong hai tuần liên tiếp cho
đến khi mùi hôi biến mất.
- Chú ý phun vào cống
rãnh, đệm lót sinh học.
- Sau đó, phun 3 lần
1 tuần cho đến chu kỳ sinh sản cuối cùng của vật nuôi để phòng ngừa
mùi hôi phát sinh.
- Nếu mùi hôi lại
xuất hiện, tiếp tục sử dụng liên tục mỗi ngày.
Trong thủy sản
Bón ao gây màu nước
Cách sử dụng:
Sử dụng trung bình 500kg
Bokashi Pond trên mỗi hecta diện tích ao nuôi vào mỗi chu kỳ nuôi.
Dùng Bokashi Pond bón đáy
ao trước khi bơm nước vào tối thiểu 1 tuần.
Làm ẩm đáy ao trước khi
áp dụng Bokashi Pond.
Lợi ích:
✓ Kích thích các vi sinh vật có lợi và phù
du phát triển làm nguồn thức ăn cho tôm.
Xử lý bùn đáy ao
Cách sử dụng:
Rút cạn hết nước trong ao
sau khi đã thu hoạch tôm, cá.
Dùng 5 lít UC2 pha với 100
lít nước phun đều 1.000m2, để
khoảng 10 ngày.
Xử lý nước ao trong
quá trình nuôi
Cách sử dụng:
Sử dụng ở bất kì
giai đoạn nào.
Tưới đều 1 lít UC2
trên mỗi 5000m3 nước ao nuôi tôm
(cá). Sử dụng 10 ngày 1 lần.
Dùng gấp đôi liều
lượng trên trong các trường hợp :
- Ao bị
ô nhiễm nặng.
- Tảo
nở hoa.
- Mật
độ thả tôm dày (trên 100 con/m2).
Lợi ích:
✓ Phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ, làm sạch nước và đáy ao.
✓ Cải thiện đáng kể chất lượng nước (độ đục, hàm
lượng oxy hòa tan, pH).
✓ Ức chế các vi sinh vật và tảo có hại.
✓ Phương pháp xử lý nước tự nhiên có hiệu quả giảm
thiểu nồng độ Coliform.
✓ Hạn chế sản sinh khí độc (ammonia, hydrogen sulphur
và methane).
✓ Giảm tích tụ bùn đáy hữu cơ.
Bổ sung vào thức ăn
cho tôm (cá)
Cách sử dụng:
UC có thể được bổ
sung vào khẩu phần ăn của tôm, cá bằng 2 cách :
1. Phun trực tiếp
Phun đều 30 lít dung
dịch UC2 trên mỗi 1 tấn thức ăn công nghiệp.
2. Bằng cách lên men
trực tiếp nguồn thức ăn tạo ra Bokashi Shrimp
Bổ sung Bokashi
Shrimp vào thức ăn vật nuôi hằng ngày với liều lượng chiếm 5% tổng
khẩu phần ăn vật nuôi.
3. Lên men trùn quế
tươi tạo ra Bokashi Red
Bổ sung Bokashi Red
vào thức ăn vật nuôi hằng ngày với liều lượng chiếm 5% tổng khẩu
phần ăn vật nuôi.
Lợi ích:
✓ Giảm sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh
trong nước và đất.
✓ Cải thiện hệ thống miễn dịch, làm giảm tỷ lệ
mắc các bệnh như đốm trắng.
✓ Giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm hóa học như
thuốc kháng sinh và vôi.
✓ Giảm tỉ lệ tử vong, tăng năng suất và chất lượng
tôm nuôi.
✓ Cải thiện hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột tôm,
tăng quá trình chuyển hóa thức ăn qua đó tăng kích cỡ và khối lượng
tôm thu hoạch.
Trong xử lý môi trường
Xử lý rác thải
Phối trộn hỗn hợp dung
dịch theo công thức:
01 lít UC2 + 05 lít
nước sạch
Trộn đều với rác thải
hữu cơ sao cho độ ẩm tương đối đạt 60%. Ủ kỵ khí 02 tháng. Sản phẩm sau khi ủ
kỵ khí có thể dùng làm phân compost.
Xử lý nước thải
Cách sử dụng:
Nước thải với BOD
trong khoảng 1000 – 2000mg/L, dùng liều lượng 1 lít UC2 cho mỗi 500 lít
nước thải.
Nước thải có BOD
dưới 1000mg/L, dùng liều lượng 1 lít UC2 cho mỗi 1.000 lít nước.