PHẦN I
SƠ LƯỢC CỦA DỰ ÁN
I. Giới thiệu Chủ đầu tư:
- Họ và tên: Phan Cảnh Huế, sinh năm 1966.
- CMND số: ……………, do công an tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày ……………...
- Địa chỉ thường trú: Thôn Phú Lương A, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền.
II. Sơ lược về dự án:
1. Địa điểm thực hiện:
Vùng rú cát xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Hình thức quản lý và kế hoạch thực hiện dự
án:
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
a. Giai đoạn khảo sát tư vấn thiết
kế và xây dựng:
- Lên ý tưởng thực hiện mô hình phát triển kinh tế trang trại.
- Trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án.
- Xin đất thuộc dự án phát triển trang trại của Ủy ban nhân dân huyện
Quảng Điền.
b. Giai đoạn chuẩn bị chăn nuôi
trồng trọt:
- Xây dựng trang trại, thuê mướn nhân công và công lao động gia đình,
phân công công việc, mua sắm máy móc, trang thiết bị thiết yếu.
- Mua con giống, cây giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y…cho công tác sản
xuất và trực tiếp quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án.
c. Giai đoạn thực hiện:
- Chủ trang trại kết hợp với kỹ thuật và công nhân đã được tập huấn đào
tạo để thực hiện công việc.
- Các yếu tố phòng, chữa bệnh, chăm sóc trong chăn nuôi được thực hiện
theo đúng quy trình, kỹ thuật đảm bảo vệ sinh, an toàn theo đúng quy định trong
chăn nuôi Vietgap.
- Quá trình tiêu thụ sản phẩm, con giống được sự hỗ trợ của các chủ trang
trại, nhà hàng và các đối tác uy tín trên thị trường.
- Thực hiện việc quảng bá thương hiệu bằng các kênh truyền thông, mạng
internet… để bán các sản phẩm.
3. Thời gian thực hiện dự án:
Năm 2016 – 2017.
a. Mô hình chăn nuôi heo rừng:
Sau 04 tháng hoàn thành cơ bản xây dựng khu chính để hình thành trang
trại, đưa vào thực hiện chăn nuôi 20 con heo rừng đực, 100 con heo rừng cái
giống Thái Lan.
- Mô hình bao gồm:
+ 01 dãy nhà heo mang thai.
+ 01 dãy nhà cho heo đẻ.
+ 01 dãy nhà cho heo cai sửa, heo giống.
+ 01 dãy nhà cho heo thịt.
+ Các công trình phụ: Nhà ở, nhà kho, nhà sát trùng, hầm Bioga xử lý nước
thải….
+ Tổng số đàn heo đầu tư ban đầu: 20 con heo rừng đực, 100 con heo rừng
cái.
+ Tổng diện tích xây dựng: 2000 m2.
b. Mô hình nuôi trồng thủy sản, cỏ Voi và
trồng vành đai lâm nghiệp:
- Nuôi trồng thủy sản nước ngọt với 4 hồ nuôi cá rô đồng và cá trê phi để
tận dụng các chế phẩm từ chăn nuôi heo từ khu chính và khu phụ thải ra với tổng
diện tích chiếm khoảng 2000 m2.
- Trồng vành đai lâm nghiệp đưa vào trồng cây Sưa đỏ với diện tích khoảng
1 – 2 ha.
- Trồng cỏ Voi để cung cấp thức ăn cho heo rừng với diện tích 5000 m2.
c. Mô hình trồng cây hoa Lan kết hợp
với cây ăn trái dài ngày, cây cảnh, và rau màu ngắn ngày:
- Xây dựng mô hình trồng lan trong
giàn lưới với các loại Lan rừng và lan nhập ngoại như: Các loại lan giả hạc
thân thòng, Mokara, Dendrobium, Vanda, Cattleya… với diện tích
khoảng 1000 m2.
- Trồng cây cảnh các loại như Mai, Sanh, Lộc vừng…. diện tích khoảng 1000
m2.
- Trồng cây ăn trái các loại như Chanh không hạt, đu đủ, thanh long với
diện tích khoảng 2000 m2.
- Trồng rau màu ngắn ngày phục vụ cho các bửa ăn hàng ngày: bầu bí các
loại, rau thơm, mồng tơi, hẹ, nha đam với diện tích khoảng 1000 m2.
PHẦN II
SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ
Tỉnh Thừa Thiên Huế là trung tâm kinh tế lớn của miền trung với dân số
năm 2015 khoảng 1,2 triệu người và con tiếp tục tăng trong những năm sắp tới.
Dân số thành phố đa phần là dân nhập cư từ các huyện và các tỉnh lân cận vào
làm ăn sinh sống. Với số lượng dân số ngày càng tăng cao, nhu cầu về lương thực
thực phẩm lớn mà hầu hết thực phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường tiêu thụ.
Thêm vào đó ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay đang còn gặp rất nhiều khó
khăn, do những cơn dịch cúm gia súc, gia cầm gây ảnh hưởng lớn về sản lượng thu
hoạch, giá trị kinh tế trong thị trường tiêu thụ chung hiện nay và trong đời
sống sinh hoạt, cộng đồng dân cư, trong lúc nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn
vệ sinh thì không dừng lại ở sản lượng, mức để dùng mà còn đòi hỏi phải đảm bảo
về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vì thế để góp phần tăng thêm sản phẩm cho xã hội, cũng như giải quyết nhu
cầu lao động với mục đích mong muốn được tham gia vào thị trường mang tính lâu
dài tại địa phương và đóng góp ngày càng nhiều các sản phẩm phục vụ đời sống
cộng đồng dân cư, địa bàn tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Để đáp ứng chủ trương
thực hiện phát triển kinh tế của huyện nhà trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
cây trồng vật nuôi, nên chúng tôi mạnh dạn xin được thực hiện đầu tư xây dựng
mô hình trang trại chăn nuôi heo rừng kết hợp với ao nuôi trồng thủy sản, lâm
nghiệp kết hợp với cây ăn quả, cây cảnh, rau ngắn ngày... ở phương thức VAC đảm
bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường cũng như các tiêu chuẩn mô hình Vietgap
mà chúng tôi đã tìm hiểu.
PHẦN III
CÁC ĐIỀU KIỆN YÊU CẦU
TRONG THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
1. Các căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.
- Căn cứ Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
- Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền.
2. Khả năng đáp ứng và thực hiện
của dự án:
Chúng tôi tin tưởng vào sự tận tâm, kinh nghiệm học hỏi và sự hướng dẫn
của các chủ trang trại thực hiện trước trong lĩnh vực chăn nuôi trồng trọt và
bằng khả năng đầu tư từ vốn tự có, kế hoạch thực hiện đầu tư sâu sát, kết hợp
với thực hiện từng phần dần đưa vào hoạt động song hành với thời gian xây dựng
hình thành từng giai đoạn, dự án sẽ mang lại hiệu quả cao. Dự kiến sẽ cung cấp
cho thị trường nhiều nguồn giống, sản phẩm sạch đath chuẩn cao về vệ sinh an
toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, mang lại nguồn thu lớn cho gia đình và xã
hội.
PHẦN IV
LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU
TƯ
1. Hình thức đầu tư:
Đầu tư thực hiện hình thành giai đoạn, từng bước dần đưa vào hoạt động
từng giai đoạn, lấy lợi nhuận nhỏ có trước cộng với vốn bù thêm để đầu tư hình
thành các giai đoạn tiếp theo, xây dựng chuồng trại kết hợp với trồng cây lâm
nghiệp, cây cảnh cùng với sự góp vốn của bạn bè, anh em đảm bảo được sự hình
thành trong sản xuất, quản lý và kinh doanh có hiệu quả cao.
2. Vốn đầu tư thực hiện dự án:
Nguồn vốn tự có và huy động từ gia đình người thân khoảng trên dưới 1,5
tỷ đồng.
3. Các sản phẩm dự kiến:
Heo rừng thịt, heo con giống để nuôi heo thịt, heo nái sinh sản giống,
các loại cá nuôi, các sản phẩm từ cây ăn quả, hoa Lan đáp ứng nhu cầu thị trường
hoa lan, và gỗ Sưa đỏ là nguồn nguyên liệu quý có giá trị hiện nay.
4. Phân tích sự lựa chọn sơ bộ về
công nghệ:
Thời gian qua, các dịch bệnh như lở mồm long móng, bệnh tai xanh, cúm gia
cầm, nguồn heo rừng ngày càng quý hiếm bởi sự săn bắt và vấn đề về vệ sinh an
toàn thực phẩm đang ngày càng được xã hội quan tâm với những yêu cầu ngày càng cao.
Năm bắt được tình hình này qua sự nghiên cứu và học hỏi từ các dự án chăn nuôi
heo rừng hiệu quả, chúng tôi thấy rằng để phòng tránh dịch bệnh và chăn nuôi đạt
hiệu quả kinh tế cao thì mô hình chăn nuôi heo rừng khép kín là phù hợp nhất.
Một mô hình chăn nuôi khép kín sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giảm
khả năng mắc bệnh và lây truyền bệnh cho vật nuôi. Mô hình chăn nuôi khép kín
được bố trí một cách khoa học: khu chăn nuôi heo nái sinh sản tiếp đến là heo
con và sau cùng là heo thịt. Khu chuồng trại mát mẻ, sạch sẽ cách li với môi
trường xung quanh. Môi trường khí hậu bên trong chuồng mát bình quân 25-26oC
trong khi nhiệt độ ngoài trời khoảng 35-36oC. Đặc biệt không ngửi
thấy mùi hôi đặc trưng của một trại heo, cũng không thấy ruồi nhặng và côn
trùng gây hại. Đây là môi trường khép kín lý tưởng cho heo sinh trưởng, phát
triển và sinh sản.
PHẦN V
QUY MÔ, GIÁ TRỊ ĐẦU
TƯ, CHI PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Tổng diện tích
đất dự trù để thực hiện dự án khoảng 3 ha.
a. Các hạng mục xây dựng:
Stt
|
Hạng
mục
|
Kết
cấu chung
|
Diện
tích (m2)
|
Đơn
giá (1000 đồng)
|
Thành
tiền (1000 đồng)
|
Phần
nền
|
Phần
mái
|
1
|
San ủi, đào ao, hồ, nâng cấp nền, đường
nội bộ
|
Đất, đường xi măng
|
|
10.000
|
5000
|
50.000
|
2
|
Nhà nuôi heo mang thai: (8mx20m), 1 nhà
|
Nền móng bê tông, sàn, đan bê tông
|
Kèo V5, xã gồ 5x10, tole 4mm
|
160
|
600
|
96.000
|
4
|
Nhà nuôi heo đẻ: (8mx20m), 1 nhà
|
Nền móng bê tông, đan bê tông đường đi
|
Kèo V5, xã gồ 5x10, tole 4mm
|
160
|
600
|
96.000
|
5
|
Nhà nuôi heo cai sửa: (5mx20m), 1 nhà
|
Nền móng bê tông, đan bê tông
|
Kèo V5, xã gồ 5x10, tole 4mm
|
100
|
600
|
60.000
|
6
|
Nhà nuôi heo thịt: (20mx20m), 1 nhà
|
Nền móng bê tông, tường xây bờ lô
|
Kèo V5, xã gồ 5x10, tole 4mm
|
400
|
500
|
200.000
|
7
|
Nhà ở, kho chứa thức ăn, nhà sát trùng,
nhà vệ sinh…
|
Nền móng bê tông, tường xây bờ lô
|
Kèo V5, xã gồ 5x10, tole 4mm
|
80
|
1000
|
80.000
|
8
|
Giàn Lan 1000 m2
|
Lưới che nắng màu đen 70% ánh sáng
|
Cột, kèo sắt mạ kẽm ø 27
|
1000
|
30
|
30.000
|
9
|
Hệ thống hầm Bioga xử lý nước thải
|
|
|
|
|
15.000
|
10
|
Hệ thống cấp dẫn điện, bình điện 15KV
|
|
|
|
|
30.000
|
11
|
Hệ thống nước giếng khoan, bồn chứa
|
|
|
|
|
10.000
|
Tổng chi phí xây dựng ban đầu:
|
667.000
|
b. Chi phí thức ăn, con giống, cây giống:
Stt
|
Chủng loại
|
Số lượng
|
Đơn giá
(1000 đồng)
|
Thành tiền (1000
đồng)
|
1
|
Heo
rừng: 20 đực, 100 cái giống Thái, mỗi con trung bình 10kg/con
|
120
|
150
|
180.000
|
2
|
Các
loại Lan rừng và lan nhập khẩu
|
2000
|
30
|
60.000
|
3
|
Các
loại Lan rừng và lan nhập khẩu
|
2000
|
30
|
60.000
|
4
|
Cá
rô đồng giống
|
10000
|
500
|
5.000
|
5
|
Cá
trê phi giống
|
10000
|
500
|
5.000
|
6
|
Cây
Sưa giống
|
2000
|
5
|
10.000
|
7
|
Cây
ăn quả các loại
|
100
|
50
|
5.000
|
8
|
Cỏ
Voi làm thức ăn cho heo rừng
|
1000
|
1
|
1.000
|
9
|
Bột
làm thức ăn cho heo rừng và cá nuôi
|
4
|
250
|
1.000
|
Tổng chi phí thức ăn, con giống, cây
giống:
|
327.000
|
c. Chi phí cho thiết bị lắp đặt,
công cụ, phương tiện sử dụng, thiết bị chuyên dùng:
Stt
|
Chủng loại
|
Số lượng
|
Đơn giá
(1000 đồng)
|
Thành tiền (1000
đồng)
|
1
|
Máng ăn cho heo mang thai, heo nái đẻ, heo cai sửa, heo
thịt
|
20
|
500
|
10.000
|
2
|
Máy cắt cỏ
|
1
|
2500
|
2.500
|
3
|
Máy bơm tưới cây
|
1
|
1000
|
1.000
|
4
|
Cân bàn
|
1
|
2000
|
2.000
|
5
|
Bình xịt thuốc
|
2
|
500
|
1.000
|
6
|
Xe rùa
|
2
|
400
|
800
|
7
|
Cuốc, liềm cắt cỏ
|
5
|
200
|
1.000
|
8
|
Máy vi tính
|
1
|
10000
|
10.000
|
9
|
Bàn ghế tiếp khách
|
1
|
5000
|
5.000
|
10
|
Tủ đựng hồ sơ, giấy tờ
|
1
|
2000
|
2.000
|
11
|
Tủ thuốc, dụng cụ y tế
|
1
|
1000
|
1.000
|
12
|
Thiết bị nghe, nhìn
|
1
|
5000
|
5000
|
13
|
Thiết bị phòng cháy chữa cháy
|
3
|
500
|
1.500
|
14
|
Các thiết bị vật tư, dự phòng khác
|
10
|
1000
|
10.000
|
Tổng chi phí thức
ăn, con giống, cây giống:
|
52.800.000
|
d. Tổng chi phí vốn đầu tư ban đầu:
Các
hạng mục xây dựng + Chi phí thức ăn, con giống, cây giống + Chi phí ho thiết bị
lắp đặt, công cụ, phương tiện sử dụng, thiết bị chuyên dùng = 667.000.000 +
327.000.000 + 52.800.000 = 1.046.800.000
đồng
PHẦN VI
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI
1. Giá trị thu được từ chăn nuôi heo:
Số
heo rừng nái giống Chúng tôi thả nuôi ban đầu là 100 con cái giống đã được nuôi
4 - 5 tháng sau 5 tháng nuôi bắt đầu động dục và cho phối giống và mang thai
lứa đầu, sau 3 tháng heo cái bắt đầu đẻ lứa đầu. Heo con đẻ lứa đầu 30 ngày
tuổi thì cho ra chuồng riêng để nuôi cách ly.
Tiền thu được từ bán heo con giống như sau:
+ Doanh thu /01 năm:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chỉ
tiêu
|
Giá
trị
|
Đơn
vị tính
|
|
Số lượng heo
con trung bình 01 lứa
|
8
|
con
|
|
01 năm heo
mẹ đẻ
|
2
|
lứa
|
|
Số lượng heo
mẹ
|
100
|
con
|
|
Số lượng heo
con 01 năm
|
1.600
|
con
|
|
Tỷ lệ hao
hụt
|
5
|
%
|
|
Số lượng heo
còn lại
|
1.520
|
con
|
|
Trọng lượng bình quân mỗi con
|
10
|
kg
|
|
Tổng trọng
lượng heo đẻ trong năm
|
15.200
|
kg
|
|
Giá thịt
theo thị trường
|
150.000
|
đ/kg
|
|
Tổng
tiền thu (tính theo giá thịt)
|
2.280.000.000
|
đồng/năm
|
|
Chi phí mua heo rừng giống gồm 20 con đực
và 100 con cái heo rừng giống Thái Lan, trung bình mối con nặng 10kg, gia bán
thị trường 150.000 đồng/kg, số vốn bỏ ra để mua con giống = 120x10x150.000 = 180.000.000 đồng.
+ Chi phí chăn nuôi:
|
|
|
|
|
|
|
|
Chỉ
tiêu
|
Giá
trị
|
Đơn
vị tính
|
Chi phí thức
ăn, thú y :
|
|
|
- Heo lớn (heo bố mẹ)
|
4.000
|
1
con/1 ngày
|
- Heo nhỏ (đẻ trong năm)
|
1.000
|
1
con/1 ngày
|
=> Cộng chi phí thức ăn, thú y
|
730.000.000
|
đồng/năm
|
Chi phí nhân
công chăm sóc (2 người )
|
3.000.000
|
đồng/1
tháng
|
=> Tiền trả lương 01 năm
|
72.00.000
|
đồng/1
năm
|
Chi phí hao
mòn chuồng trại
|
1.000.000
|
đồng/1
tháng
|
=> Tiền hao mòn 01 năm
|
12.000.000
|
đồng/1
năm
|
Tổng chi
phí
|
742.000.000
|
đồng/1
năm
|
Lợi
nhuận thu được từ nuôi heo rừng giống = Tổng tiền thu – Chi phí mua heo
giống – Chi phí chăn nuôi = 2.280.000.000 – 180.000.000 – 742.000.000 = 1.358.000.000 đồng.
2.
Giá trị thu được từ chăn nuôi cá:
Chi
phí con giống, thức ăn:
Stt
|
Chủng loại
|
Số lượng
|
Đơn giá
(1000 đồng)
|
Thành tiền (1000 đồng)
|
1
|
Cá
rô đồng giống
|
10000
|
500
|
5.000
|
2
|
Cá
trê phi giống
|
10000
|
500
|
5.000
|
3
|
Chi
phí thức ăn, tận dụng phế phẩm
|
|
|
2.000
|
Tổng chi phí thức
ăn, con giống, cây giống:
|
12.000.000
|
Tiền
thu được từ bán cá rô đồng: Trọng lượng đến khi thu hoạch cá rô đồng thu hoạch
trung bình 150gr/con, giá thị trường bán được khoảng 50.000 đồng/kg, tỉ lệ hao
hụt 10%, tạm tính: 10.000x 0,15x50.00.00x10% = 7.500.000 đồng.
Tiền thu được từ bán cá trê phi: Trọng lượng đến khi thu hoạch trê phi
thu hoạch trung bình 300gr/con, giá thị trường bán được khoảng 30.000 đồng/kg,
tỉ lệ hao hụt 10%, tạm tính: 10.000x 0,3x30.00.00x10%= 9.000.000 đồng.
Lợi nhuận thu được từ nuôi cá =
Tiền thu được từ bán cá – con giống, thức ăn = 16.500.000 – 12.000.000 = 4.500.000 đồng.
Mối năm nuôi từ 2 - 3 lứa cá, do đó mô hình này mỗi năm có thể thu được
từ 9 đến 12 triệu đồng/năm.
3. Giá trị thu được từ mô hình trồng Lan, cây rau màu, cây ăn quả, cây
cảnh mỗi năm có thể thu được từ 80-100 triệu đồng, gỗ sưa thì 10-15 năm sẽ cho
thu hoạch, gỗ Sưa đỏ là loại gỗ có giá trị kinh tế rất cao nếu trồng được trên
vùng đất cát xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền.
Như vậy với mô hình đầu tư trang
trại này, mối năm chúng tôi có thể thu lãi từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng.
PHẦN VII
NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Hoạt động của trang trại chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá, trồng
trọt nên việc bảo quản vệ sinh môi trường là vấn đề quan trọng mà chúng tôi
quan tâm hằng đầu nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của vật nuôi, cây trồng. Công
tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm chặt chẽ.
Chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi là phân, nước thải và rác
thải sinh hoạt sẽ được xử lý như sau:
- Nước thải từ nguồn vệ sinh chuồng trại được xử lý theo hệ thống cống
rãnh khép kín, có hầm phân tự hoại, tận dụng để xử lý theo quy trình Biogas
cộng với Hệ thống hố ga, bể tự hoại đều được tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng , quản lý
môi trường và vệ sinh phòng dịch.
- Rác thải sinh hoạt sẽ được bộ phận vệ sinh quét dọn thu gom, phân loại
để đốt bỏ, chôn xử lý hữu cơ rồi đưa vào hầm phân tự hoại, tận dụng để xử lý
theo quy trình Biogas, hoặc bỏ vào thùng, hợp đồng với đơn vị dịch vụ môi
trường tại khu vực để thu gom rác để xử lý theo qui định của Nhà nước.
PHẦN VIII
THỰC HIỆN AN TOÀN, SỆ
SINH LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cho từng công nhân .
Nhà kho lắp đặt hệ thống an toàn điện , hệ thống an toàn chống sét , hệ
thống phòng cháy chữa cháy .
Các thiết bị , dụng cụ liên quan đến an toàn lao động đều được trang bị
và kiểm định theo đúng qui định của nhà nước.
Tất cả người lao động trực tiếp đều được hứơng dẫn kiến thức và thực hiện
an toàn lao động trong mọi môi trường ,điều kiện và thiết bị bảo hiểm phù hợp với đặc điểm tính chất của
từng công việc cụ thể,yêu cầu,bắt buộc
thực hiện theo đúng trình tự trong nội quy An toàn trong sinh hoạt lao
động,sản xuất tại trang trại, khi bắt tay vào công việc phải kiểm tra các dụng
cụ được trang bị sử dụng, kiểm tra điện, nước trước khi vận hành, và sau khi
hết ca làm việc,bố trí sắp xếp các dụng
cụ sử dụng vào nơi qui định, bàn giao
và cắt điện hoàn toàn hệ thống điện, không
còn sử dụng nữa nhằm phòng ngừa tai nạn lao động .
Thường xuyên tổ chức kiểm tra ý thức chấp hành về an toàn lao động, y tế
vệ sinh phòng
dịch thường xuyên bằng nhiều hình thức trong nội bộ trang trại và định kỳ
theo các cấp có chức năng quy định
PHẦN IX
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ
ÁN
1. Năm 2016:
- San lắp mặt
bằng.
- Lên kế hoạch
xây dựng cơ bản: Nhà ở, nhà kho, chuồng trại chăn nuôi, đường bộ.
- Trồng vành đai
lâm nghiệp, xây dựng hàng rào bảo vệ….
2. Năm 2017:
- Hoàn thiện các
dãy nhà mang thai, heo đẻ, heo thịt.
- Hoàn thiện hệ
thống xử lý nước thải và các công trình phụ còn lại,
- Đào hồ nuôi
trồng thủy sản và phát triển vành đai lâm nghiệp.
Những năm tiếp theo chúng tôi sẽ nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ
để nâng cao quy mô sản xuất lớn hơn nửa nhất là đối với lĩnh vực chăn nuôi heo
rừng.
Trong quá trình xây dựng và sản xuất, chúng tôi sẽ bảo vệ môi trường và
phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi theo đúng quy định của nhà nước.
PHẦN X
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc phát triển kinh tế trang trại theo hướng chăn nuôi kết hợp với nuôi
trồng thủy sản và vành đai lâm nghiệp sẽ khai thác được tiềm năng của vùng đất
hoang hóa theo đúng Nghị quyết của Huyện ủy và HĐND huyện đồng thời góp phần
nâng cao kinh tế gia đình và giải quyết được việc làm cho 2 đến 4 lao động nhàn
rỗi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở khu vực dân cư.
Kính đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện giúp đỡ để chúng tôi hoàn
thành kế hoạch dự án.
Trên đây là kế hoạch xây dựng kinh tế trang trại vùng rú cát nội đồng
của chúng tôi. Chúng tôi xin cam kết sẽ thực hiện đúng nội dung và tiến độ thực
hiện các kế hoạch của dự án. Nếu không thực hiện đúng, chúng tôi sẽ chấp nhận
trả lại đất cho nhà nước theo Luật đất đai quy định.
|
|
Quảng Điền, ngày ….tháng 3 năm 2016
Người lập dự án
Phan Cảnh Huế
|
|